$704
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nhà cái tiếng anh là gì. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nhà cái tiếng anh là gì.Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nhà cái tiếng anh là gì. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nhà cái tiếng anh là gì.Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trương Văn Liếp, Giám đốc Sở KH-ĐT Long An cho biết, ông đã ký văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện tích hơn 38 ha, tại xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hằng (Công ty Vĩnh Hằng) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2024, chủ đầu tư xin UBND tỉnh Long An phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 sau 15 năm được cấp phép (từ năm 2010).Theo ông Trương Văn Liếp, sau 17 năm được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2008), chủ đầu tư đã liên quan đến nhiều vụ việc tranh chấp dân sự kéo dài, nhiều khiếu nại và cả tố cáo hình sự. Việc thi công dự án kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãng phí đất đai…Cụ thể, cuối năm 2019, dự án này hết thời gian thi công, thời hạn được giao đất và đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh Long An gia hạn. Theo báo cáo của UBND H.Thạnh Hóa, dự án chỉ mới triển khai thi công xây dựng được 776/300.000 m2 theo đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy vậy, chỉ có duy nhất có hạng mục nhà bảo vệ diện tích 16 m2 thi công đúng vị trí theo giấy phép của Sở Xây dựng Long An cấp năm 2016.Theo báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng, tổng số tiền đã đầu tư san lấp mặt bằng, thi công một phần nhỏ của dự án được ghi nhận tính đến nay hơn 100 tỉ đồng. Trong khi đó, pháp nhân này đang bị ông N.Q.V (ngụ Q.1, TP.HCM) khởi kiện tranh chấp hợp đồng do ông này đã đầu tư vào dự án đến 90 tỉ đồng. Dự án này cũng đang bị TAND tỉnh Long An áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo Sở KH-ĐT Long An, trong hồ sơ chứng minh năng lực mà Công ty Vĩnh Hằng cung cấp vào tháng 12.2024 đều không thể hiện được doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án.Ngoài ra, hiện nay, Cục Thuế tỉnh Long An đang trong quá trình xử lý nội dung tố giác tội phạm trốn thuế tại các hợp đồng chuyển nhượng giá trị vốn (mua bán cổ phần) giữa các nhà đầu tư trong nội bộ Công ty Vĩnh Hằng. Trước đó, Báo Thanh Niên có bài "Chuyện lạ ở Long An: Đất trồng lúa biến thành hồ nước "khổng lồ", phản ánh nhiều ha đất trồng lúa ở xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa bị ông P.T.T, Giám đốc Công ty B.T (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khai thác trái pháp luật.Báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng (tại Cục Thuế Long An) thể hiện, từ năm 2018 đến 2021, công ty đã chi trả tiền cho "người bán ngắn hạn" là cá nhân ông P.T.T và Công ty B.T tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Đó là một phần chi phí san lấp mặt bằng của dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.Theo ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND H.Thạnh Hóa, ngay sau khi Báo Thanh Niên phản ánh ông T. khai thác trái pháp luật đối với đất trồng lúa, UBND huyện này đã có quyết định thanh tra đột xuất để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Dự kiến, ngày 18.11.2024 kết luận thanh tra. Tuy nhiên, quá trình thanh tra vướng phải một số khó khăn khách quan nên đến nay lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực xử lý để kết luận. ️
“Mùi khó chịu lắm, nhưng đây là còn đỡ rồi đấy. Đi sâu vào trong chỗ xay nhựa mới biết thế nào là khó thở, nồng nặc”, một người phụ nữ trùm kín mặt ngồi băm nhựa nói.️
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gió chướng ở vùng biên giới Long An hanh khô. Những nông dân chạy xe ôm vẫn miệt mài làm nghề để kiếm thêm thu nhập đón tết sung túc hơn. Đặc biệt, thường trực trong họ là sự nêu cao tinh thần cảnh giác để góp phần gìn giữ an ninh, trật tự địa phương.Tỉnh Long An có đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài hơn 133 km. Hàng hóa thông thương và nhu cầu qua lại của người dân chủ yếu diễn ra tại 2 cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường) và Mỹ Quý Tây (xã Mỹ Quý Tây, H.Đức Huệ).Nếu cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp chủ yếu thông quan hàng hóa, giao thương biên mậu và mỗi ngày chỉ hơn 100 người qua lại thì cửa khẩu Mỹ Quý Tây trung bình có hơn 600 người Việt Nam di chuyển qua lại với Campuchia. Đó chính là lượng khách hàng dồi dào của hơn 200 nông dân hành nghề xe ôm tại xã biên giới Mỹ Quý Tây.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, phần đông người có nhu cầu qua Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây đến từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Long An... Để đến Campuchia, đa số họ di chuyển đến các bãi giữ xe của một người (ngụ H.Bến Lức, Long An) đầu tư gần khu vực cửa khẩu quốc tế Mỹ Quý Tây, sau đó di chuyển bằng xe ôm đến cửa khẩu. Phần lớn người Việt qua Campuchia tại các cửa khẩu ở Long An trở về nước trong ngày. Do đó, việc những người chạy xe ôm ở đây nếu có 1 khách hàng vào buổi sáng thì gần như chắc chắn sẽ đón vị khách đó vào buổi chiều.Theo tìm hiểu của PV, trong bán kính 10 km, sau khi qua cửa khẩu Mỹ Quý Tây có đến 5 casino (sòng bạc) và một khu vực kinh tế dịch vụ tổng hợp do người Trung Quốc làm chủ, đang hoạt động."Chúng tôi không rõ khách hàng qua Campuchia để làm gì, nhưng sẽ không nhận chở nếu khách là người lạ mặt và di chuyển từ Campuchia về mà không qua cửa khẩu; khách có nhu cầu chạy đi xa, đặc biệt là khách không có hộ chiếu. Ngoài các trường hợp này, nếu nhận thấy khách có biểu hiện khác thường, chúng tôi đều sẽ báo đến Trực ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Chúng tôi cần tiền, nhưng cái cần thiết và thiêng liêng hơn đó là góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực biên giới", ông Dân, một người chạy xe ôm lâu năm ở khu vực cửa khẩu, bày tỏ.Do đường biên giới qua Long An dài hơn 133 km nên ngoài các cửa khẩu quốc tế, còn rất nhiều đường mòn, lối mở có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 nước. Do đó, từ lâu khu vực này là địa bàn phức phức tạp cho các loại tội phạm trốn truy nã, buôn lậu thuốc lá, ma túy, rượu ngoại, đồ gia dụng, điện tử…Một lãnh đạo Công an H.Đức Huệ cho biết, trước kia, đa số người chạy xe ôm tại khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây ít nhiều đều có tham gia vận chuyển hàng cấm cho các đối tượng buôn lậu. Tuy là nhu cầu làm việc để kiếm thêm ít thu nhập lúc nông nhàn, nhưng đó là hành vi tiếp tay cho các đầu nậu buôn lậu, gây nguy hiểm cho thị trường trong nước và người tiêu dùng. Vì vậy, các lực lượng chức năng địa phương đã vận động, tuyên truyền để họ hiểu và sau đó đa số họ nghiêm túc tham gia các đội xe ôm tự quản tại địa phương. Họ trở thành "cánh tay nối dài" rất đắc lực của lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an H.Đức Huệ trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu. Một tài xế xe ôm chia sẻ: "Trước kia, tôi có tham gia nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Sau khi xuất ngũ về quê làm ruộng, gia đình túng thiếu nên có lần tôi nhận chở hàng lậu vào ban đêm. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy việc này chẳng những vi phạm pháp luật về hình sự mà còn quá nhiều rủi ro đến tính mạng của bản thân mình trong quá trình tham gia giao thông nên tôi quyết định không làm nữa". Theo Ban chỉ huy Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, nghề chạy xe ôm khu vực cửa khẩu được tổ chức thành các đội xe ôm tự quản. Mỗi đội có từ 5 đến 7 thành viên, do một người có uy tín cao nhất giữ vai trò đội trưởng. Việc nhận khách do các đội trưởng sắp xếp theo chu kỳ, nhằm bảo đảm thu nhập đồng đều cho các thành viên. Trong quá trình hành nghề, nếu các tài xế xe ôm nhận thấy có biểu hiện khả nghi đối với những người có mặt tại khu vực biên giới sẽ phải lập tức báo cáo cho đội trưởng hoặc báo trực tiếp qua đường dây nóng của Đồn biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Những người lái xe ôm cũng đã không ít lần trực tiếp hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. ️